Thi công chống thấm bể nước

13-06-2020
Bởi: Nguyễn Trường Có: 0 bình luận 480 lượt xem

I. Yêu cầu bề mặt bê tông trước khi bàn giao cho công tác chống thấm bể nước:

  • Tháo gỡ, di dời và dọn dẹp chướng ngại vật: ván khuôn, gỗ, sắt thép, xà bần, nước đọng…
  • Các khuyết tật của bê tông như hốc bọng, lỗ rỗ… không nên tô trét vữa ximăng che phủ trước khi thi công xử lý chống thấm.
  • Các đường ống cấp thoát nước xuyên bê tông hay hộp kỹ thuật nên được định vị và lắp đặt hoàn tất bằng trám vữa hay bê tông tối thiểu ½ bề dày bê tông.
  • Các hộp kỹ thuật trong các khu vệ sinh (nếu có) và tường bao nên được xây và tô trát vữa ximăng cao tối thiểu 30 cm để gia cố chống thấm đồng bộ với sàn bê tông.
  • Không nên dùng nước trộn ximăng bột để ngâm hay quét hồ dầu ximăng bảo dưỡng bê tông các hạng mục trước khi thi công xử lý chống thấm.
  • Đục và dùng máy cắt hay gió đá cắt các râu thép dư trên sàn bê tông cho sâu tối thiểu 2cm so với mặt bê tông.

chong-tham-be-nuoc-bang-sika

Thi công chống thấm bể nước

II. Công tác chuẩn bị bề mặt chống thấm bể nước:

  • Băm, đục sạch các lớp hồ vữa xi măng, bê tông dư thừa cho trơ ra bề mặt bê tông kết cấu bằng các dụng cụ cầm tay: búa băm, búa đục, mũi đục nhọn…
  • Trên bề mặt bê tông kết cấu, kiểm tra và đục mở miệng các đường nứt dài lớn hay xuyên sàn (nếu có) theo rãnh rộng 1-2cm, sâu 2cm. Băm đục gỡ sạch các dăm gỗ, giấy, tạp chất còn sót trên mặt bê tông, đặc biệt tại các góc chân ke tường bao với sàn bê tông.
  • Các hốc bọng, túi đá, lỗ rỗ… sẽ được đục bỏ các phần bám dính hờ, đục rộng và sâu cho đến phần bê tông đặc chắc.
  • Quanh miệng các lỗ ống thoát nước xuyên sàn bê tông (nếu đã được định vị ngay trong quá trình đổ bê tông, nhưng chưa lắp đặt sản phẩm dừng nước), đục rãnh rộng 2-3cm, sâu 3cm để có thể tiếp nhận nhiều chất chống thấm bể nước, lắp đặt sản phẩm dừng nước thanh trương nở  và gia cố bằng vữa đổ bù không co ngót.
  • Dùng búa băm có lưỡi thép mỏng và sắc để kiểm tra và băm sạch hết các hóa chất, sơn, tạp chất, hồ vữa ximăng dư thừa thấm sâu hay bám dính trên bề mặt bê tông kết cấu cần xử lý chống thấm.
  • Đối với gờ hông đà bê tông hay gờ chân tường bao quanh sàn ban công, sàn mái, mái đón tiền sảnh (cao 20-30cm) sẽ được băm sạch các tạp chất, bụi bẩn để xử lý gia cố chống thấm đồng bộ với sàn bê tông. Trường hợp các sàn bê tông là sàn lệch (khu WC, sênô), thì ngoài phần gờ hông bê tông giật cấp, phần gờ hông chân tường bao xây gạch tô vữa ngay bên trên sẽ được xử lý gia cố chống thấm cao thêm tối thiểu 20cm nữa (để tránh nước thấm loang chân tường sử dụng thực tế sau này).
  • Mài toàn bộ bề mặt cần xử lý chống thấm bằng máy mài có lắp chổi cước sắt để làm bung tróc hết các tạp chất, bụi bẩn còn sót để có bề mặt sạch, chắc chắn cho việc thẩm thấu dung dịch chống thấm tốt. Dọn vệ sinh sạch sẽ bụi đất trên toàn bộ bề mặt cần xử lý chống thấm bằng chổi, cọ quét hay máy thổi cầm tay.
  • Để phơi mặt bê tông khô tự nhiên hoặc làm khô những khu vực còn ẩm ướt trên bề mặt bằng máy thổi cầm tay.
III. Quy trình thi công chống thấm bể nước:

Phương pháp 1: Sử dụng các loại màng bitum, polyme..keo,.. các dung dịch tạo màng chống thấm.

  • Ưu điểm: Có thể sử dụng chống thấm theo chiều thuận cho các cấu trúc bể chứa nước trên cao, nơi không chịu áp lực nước từ chiều ngược lại.
  • Nhược điểm: Khó có thể áp dụng cho các cấu trúc ngầm, giá thành của phương án này khá cao, kỹ thuật đòi hỏi cao, năng suất lao động thấp.

Phương pháp 2: Dùng các loại vật liệu gốc xi măng, thẩm thấu kết tinh trong bê tông chống thấm.

  • Ưu điểm: Có thể áp dụng chống thấm cho các cấu trúc chứa nước, hoặc thường xuyên tiếp xúc với nước, hay những vị trí, hạng mục không chịu nắng trực tiếp, có khả năng thẩm thấu kết tinh trong bê tông, điều đặc biệt của công nghệ này là vật liệu có các hoạt chất tác dụng với hơi ẩm trong các mao dẫn của bê tông, từ đó thẩm thấu vào các mao dẫn này, quá trình tương tác kích hoạt liên tục giữa vật liệu và hơi ẩm trong mao dẫn của bê tông vẫn diễn ra trong vài năm sau khi áp dụng vật liệu, một số loại vật liệu dạng này có khả năng xuyên suốt bản bê tông dầy 25-30cm trong vòng 2-3 năm, vì vậy, chúng ngăn chặn được nước từ hai chiều thuận ngược.

chong-tham-be-boi-ho-boi

Quy trình chống thấm bể nước

Phương pháp 3: Dùng phụ gia chống thấm trộn vào trong bê tông khi thi công.

  • Ưu điểm: Có thể sử dụng chống thấm cho các hạng mục bê tông khối lớn, như các móng cầu, nền ở môi trường đặc biệt trên biển, cửa sông biển hoặc các vùng sình lầy mà không thể áp dụng các phương án khác.
  • Nhược điểm: Khó xử lý được triệt để các chỗ bị thấm, do các vết nứt chân chim thường xuất hiện sau từ 2 đến 3 năm, kết hợp với các yếu tố về môi trường khác sẽ lại phát sinh các vấn đề về chống thấm. Xét về mặt lý thuyết, phương án này có thể khả thi nhưng trên thực tế do điều kiện môi trường, nhiệt độ tác động các khối bê tông luôn phát sinh các vết rạn chân chim điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến độ sụt của mỗi mẻ bê tông khi đổ, làm cho mỗi mẻ bê tông không thể đồng đều, vì vậy, các phản ứng thủy hóa của cùng với sự kích hoạt của phụ gia hòa trong mỗi mẻ bê tông không đồng nhất trong một khối cấu trúc. Về lâu dài sẽ lại phát sinh các vấn đề về xử lý chống thấm, thấm dột …

Phương pháp 4: Sử dụng các dạng dung dịch thẩm thấu tạo màng silicat biến tính chống thấm.

  • Ưu điểm: Có thể sử dụng cho chống thấm bề mặt thuận, biện pháp thi công đơn giản, năng suất lao động cao, giá thành hợp lý.
  • Nhược điểm: Khó áp dụng cho chống thấm ngược các hạng mục xây dựng.

Những điểm cần chú ý:

  1. Tại vị trí chồng mí. Dùng đèn đốt nóng chảy mép màng, dùng bay thi công miết mạnh để làm kín phần tiếp giáp.
  2. Các vị trí yếu phải gia cố: Thao tác này kéo dài chất lượng bám dính và tuổi thọ màng. Vì vậy chú trọng gia cố các điểm yếu như: góc tường, khe co giãn, cổ ống.
  3. Nếu có hiện tượng bong bóng khí xuất hiện làm phồng rộp màng sau khi thi công, đâm thủng khu vực đó bằng vật sắc nhọn cho thoát hết khí sau đó dán đè tám khác lên với biên độ chồng mí là 50mm.
  4. Sau khi thi công hệ thống màng chống thấm, lập tức phải làm lớp bảo vệ, tránh làm rách, hỏng màng do lưu thông, vận chuyển dụng cụ, thiết bị, đặt thép.
  5. Thi công lớp bảo vệ trong thời gian sớm nhất có thể. Nếu để lâu, màng sẽ bị bong rộp khỏi bề mặt dán do sự co giãn dưới tác động thay đổi nhiệt độ.

(Theo Amix.vn)

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

  • Vữa chống thấm là gì ? >

    Một trong những phương án giải quyết tình trạng thấm ẩm cho căn nhà được lựa chọn phổ biến hiện nay là sử dụng các sản phẩm vữa dán gạch chống thấm khi thi công căn nhà. Vữa chống thấm là gì ? Vữa chống thấm là một hỗn hợp các chất trộn sẵn gốc […]

    Nguyễn Trường 30-07-2020
  • Khám phá những điều cần biết về chống thấm tường nhà >

    Khi các bức tường ngoài trời phải tiếp xúc với nước mưa hay độ ẩm ẩm cao. Lâu ngày nước có thể thấm qua tường và làm ảnh hưởng đến các bức tường bên trong của ngôi nhà bạn. Điều này có nghĩa các bức tường phải ẩm ướt trong thời gian dài trước khi […]

    Nguyễn Trường 30-07-2020
  • Vì sao nên sử dụng các loại phụ gia trong xây dựng ? >

    Ngày nay, sự phát triển của công nghiệp hóa học. Đã có thể làm thay đổi tính chất sử dụng các loại bê tông theo ý muốn của con người. Hàng loạt chất được nghiên cứu làm phụ gia phục vụ cho ngành xây dựng. Thực tế, tại các nước phát triển có đến hơn […]

    Nguyễn Trường 30-07-2020
  • Vai trò của phụ gia trong xây dựng chống thấm bê tông >

    Dù không phải vật liệu chính trong thi công chống nước. Nhưng phụ gia chống thấm lại là vật liệu không thể bỏ qua khi thi công xây dựng các công trình hiện đại. Phụ gia chống thấm có thể mang đến cho bê tông những tính năng vượt trội. Nâng cấp công trình lên […]

    Nguyễn Trường 30-07-2020
  • Ứng dụng công nghệ xanh trong xây dựng bắt đầu từ đâu ? >

    Nhận định của chuyên gia về phát triển công nghệ xanh trong xây dựng Có  nhiều giải pháp công nghệ xanh trong xây dựng, từ  vật liệu đến cấu trúc tường; từ giám sát  đến điều khiển tiêu thụ năng lượng; từ thiết kế ngoại thất, nội thất đến kết hợp trồng cây xanh, cải tạo môi truờng… Ông Vincent Tong […]

    Nguyễn Trường 30-07-2020
  • Vì sao nên sử dụng công nghệ xanh trong xây dựng ? >

    Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng như hiện nay, ứng dụng công nghệ xanh là điều mà cả xã hội đều quan tâm. Ngành xây dựng cũng không phải là một ngoại lệ. Vậy những ứng dụng của công nghệ xanh trong ngành này hiện nay là […]

    Nguyễn Trường 30-07-2020
  • Phụ gia ngành xây dựng là gì ? >

    Phụ gia ngành xây dựng tuy chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng đóng vai trò quan trọng trong thi công công trình. Chất phụ gia khắc phục bề mặt sơn nứt nẻ, sần sùi, vón cục nhanh ngoài môi trường. Nhờ vào những ưu điểm này, chất phụ gia xây dựngđược ưa chuộng sử dụng tại nhiều nơi. […]

    Nguyễn Trường 30-07-2020
  • Những điều cần biết về màng chống thấm >

    Màng chống thấm không còn xa lạ với giới thi công công trình. Đây là biện pháp chống tình trạng thấm ngược từ sàn, thấm từ trần hoặc xuyên qua phòng lân cận. Với tính năng này, màng chống thấm chất lượng giúp bảo vệ tối ưu chất lượng công trình. Xu hướng sử dụng vật […]

    Nguyễn Trường 30-07-2020
  • Tác dụng của chất phụ gia chống thấm trong mỗi công trình ra sao ? >

    Khi thi công các thầu, thợ thường pha trộn chất phụ gia trong hỗn hợp xi măng, bê tông để mang lại cho công trình nhiều lợi ích như: Hình thành đặc tính chống thấm giai đoạn đầu: Những loại hạt lấp lỗ kín có trong những chất chất phụ gia làm tăng tốc liên kết […]

    Nguyễn Trường 30-07-2020
  • Chất phụ gia chống thấm là gì ? >

    Chất phụ gia chống thấm được rất nhiều chủ thầu tin dùng trong quy trình xử lý thấm dột cho công trình. Nhưng với những gia chủ lần đầu xây nhà, khái niệm về chất phụ gia cũng như tác dụng của nó trong công trình vẫn còn nhiều mơ hồ. Vậy hãy cùng tìm hiểu […]

    Nguyễn Trường 30-07-2020